Biện pháp và Quy trình chống thấm tầng hầm từ A
Có thể bạn sẽ gặp một bài viết khẳng định chống thấm tầng hầm dễ và rẻ. Chống thấm chỉ cần 500.000 đ là đủ. Chúng tôi có thể khẳng định luôn. Đây là một sự mạo nhận.
Tầng hầm luôn là một khu vực thi công khó khăn, thời gian dài, nhiều vấn đề phức tạp dễ nảy sinh. Tầng hầm thường liên quan đến móng, đài, cột, sức bền và độ thẩm thấu của nước trong bê tông. Do vậy xử lý tầng hầm luôn là bài toán khó. Chống thấm tầng hầm nếu chống thấm từ đầu thì sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với chống thấm lại tầng hầm cũ. Đây là điều TCL khẳng định. Còn rẻ hơn bao nhiêu thì không có căn cứ để tính chính xác. Nó liên quan đến độ thấm, cấu trúc đất khu làm tầng hầm, diện tích sàn bị thấm, nguyên nhân thấm.
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra thấm ở tầng hầm. Phổ biển nhất thì thấm thường xảy ra tại mạch ngừng khi đổ bê tông, lỗ bu lông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường và đáy. Tầng hầm bị lún nứt vì nền yếu cũng là trường hợp thường gặp. Có một số trường hợp là lỗi thiết kế không đúng độ dày bê tông cốt thép. Công nhân thi công không kỹ tạo ra nhiều mạch mao dẫn. Sau một thời gian tạo điều kiện nước thẩm thấu vào trong nhà.
Hậu quả: Biểu hiện dầu tiên là các vết loang lổ. Các lớp sơn bong tróc. Các lớp vữa bắt đầu ẩm mốc. Nếu tiếp tục để thì sẽ xuất hiện các vệt trắng vôi. Nếu không xử lý ngay thì các vết thấm, nứt sẽ lan rộng ra. Kết cấu toàn tầng hầm sẽ bị yếu đi. Nước chảy rò rỉ khắp nơi.
Cách thức xử lý
Có rất nhiều cách thức xử lý, chống thấm cho tầng hầm. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng ở Viện khoa học công nghệ xây dựng có nhận xét .
Việt Nam hiện nay chưa có chỉ dẫn hay tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế thi công tầng hầm nhà cao tầng. Các đơn vị thiết kế hay thi công chống thấm tầng hầm thường dựa vào kinh nghiệm riêng của mình và mỗi người một cách.
Tuy nhiên. Căn cứ theo Công nghệ chống thấm tầng hầm nhà cao tầng của TS Nguyễn Đức Thắng và các tài liệu khác liên quan của Danosa, Basf, Sika. Công ty TCL xin giới thiệu Quy trình chống thấm tầng hầm như sau:
Chống thấm vách tầng hầm:
Vách tầng hầm thì có thể chống thấm theo 2 cách: vách trong và vách ngoài tầng hầm.
1. Chống thấm vách ngoài tầng hầm: Đây là cách tốt nhất vì cách này bảo vệ bê tông và nó là chống thấm thuận. Chống thấm vách ngoài thì có thể dùng màng chống thấm hoặc vữa chống thấm chịu được áp lực nước cao. Nên nhớ với các khu vực có độ sụt lún cao, không ổn định thì chỉ có thể chống thấm bằng màng bitum vì chỉ có màng bitum mới có độ co dãn cao, che được các vết nứt, khe kẽ nếu có.
– Chống thấm bằng màng bitum:
- Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt vách tầng hầm trước khi lấp đất. Khắc phục các vết rạn nứt trên bề mặt vách bằng vữa trộn phụ gia chống thấm, vữa không co ngót.
- Đảm bảo bề mặt phải nhẵn, không gồ ghề, không dính vữa bẩn hay các tạp chất khác.
- Quét phủ một lớp lót Primer để tăng cường bám dính
- Tiến hàng dán lớp chống thấm lên bề mặt vách ngoài: Chú ý trong việc ghép mí phải đảm bảo khít hoàn toàn. Nếu là màng tự dính thì cần thi công từ dưới lên (Như hình). Nếu là màng khò nóng thì cần thi công từ trên xuống.
– Chống thấm bằng vữa chống thấm chịu áp lực nước cao:
- Tạo nhám cho bề mặt cần chống thấm.
- Bịt và trám các vết nứt nếu có.
- Phun rửa, vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi bắt đầu.
- Pha trộn vữa chống thấm (Lớp hồ dầu) theo tỉ lệ của nhà sản xuất khuyến cáo:
- Dùng chổi, ru lô hoặc máy phun áp suất cao, phun lớp vữa xi măng đó lên bề mặt cần chống thấm.
- Trát lại một lớp xi măng mác 75 để bảo vệ lớp chống thấm vừa tạo ra
2.Chống thấm vách trong tầng hầm: Chúng ta không thể chống thấm vách ngoài tầng hầm được thì mới chống thấm vách trong tầng hầm. Chúng ta thường phải chống thấm các vết nứt, khe thấm tại các vách bê tông sau một thời gian đi vào sử dụng
Đây chính là chống thấm ngược (Chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm) bạn có thể xem thêm về công nghệ này trong phần Công Nghệ của website này
Về phướng pháp chống thấm vách trong tầng hầm đã bị thấm và ngấm như hình trên thì chúng tôi đề xuất áp dụng chống thấm bằng vật liệu chống thấm chịu được áp lực nước thủy tĩnh chứ không dùng màng Bitum như nhiều người vẫn làm một cách máy móc.
Trước tiên chúng ta cùng xác định độ thấm, ngấm của nước qua vách tầng hầm như thế nào bằng Công thức xác định Áp lực nước thủy tĩnh:
hay F=p.S trong đó P là áp suất cột nước sâu , F là lực thủy tĩnh tác động lên diện tích S.
Nói một cách đơn giản là Lực thủy tĩnh (tốc độ nước phun) càng lớn khi lỗ hở càng lớn và lỗ hở càng sâu.
Cách chống thấm với khu vực nước bị rò rỉ, đọng ẩm,chảy nước:
- Xác định các vị trí bị rò, bị ẩm, có vết gãy,nứt có nguy cơ bị thấm cao hoặc đang bị thấm.
- Đánh dấu lại và khoan, đục sâu theo hình chữ U vào 3-5 cm. Nếu nước chảy ra yếu thì đục 3 cm Nếu chảy mạnh đục 5 cm.
- Gắn cố định các ống nhựa (Dùng ống hút cafe nếu lỗ nhỏ, dùng ống nhựa nếu lỗ lớn)
- Chống thấm xung quanh các cổ ống vừa lắp này bằng vữa đông cứng nhanh, chú ý phối trộn cho dẻo, sao cho vữa vừa đủ độ khô không bị chảy trên tay
- Sau khi đã dẫn hết nước rò rỉ qua các ống và các ống đã được cố định bằng vữa đông cứng nhanh. Ta tiến hành bịt các ống đó bằng cách rút ống và bịt các lỗ bằng vữa đông cứng nhanh
- Cuối cùng phủ lên các vị trí đã chống thấm bằng vữa chống thấm (Hồ dầu chống thấm)
- Bảo vệ các lớp vữa chống thấm vừa xong bằng vữa xi măng mác 75 hoàn thiện lại bề mặt vách như trước.
Chống thấm sàn đáy tầng hầm:
Khác với các sàn tầng hầm bên trong tầng hầm: VD Sàn B1, Sàn B.vv. Đáy tầng hầm là nơi tiếp xúc trực tiếp với đất nền xung quanh. Đây cũng là điểm thấp nhất của tòa nhà nên chịu áp lực nước thủy tĩnh cao nhất, chênh lệch nhiệt độ cao nhất (nhiệt độ bên trong tòa nhà và nhiệt độ đất), chịu rung chấn, va chạm nếu có động đất xảy ra.
1- Chống thấm mới sàn đáy tầng hầm:
- Chống thấm bằng màng bitum: màng bitum là vật liệu rất tốt trong trường hợp này. Tính cách nhiệt của bitum sẽ cách nhiệt và chống thấm cho toàn bộ nền. Cùng với băng cản nước đặt tại các mạch dừng, và vật liệu chống thấm tinh thể phối trộn tại các góc cạnh, khu vực xung yếu thì đảm bảo nước không thể xâm nhập vào bên trong.
- Để tính xem cần bao nhiêu lớp chống thấm và đó là những lớp gì xin xem sơ đồ sau Xin lưu ý, đây chỉ là thông tin tham khảo để các bạn hình dung được các bước và độ bền tương đối của một sàn tầng hầm khi áp dụng các công nghệ chống thấm khác nhau. Bạn nên thảm khảo các chuyên gia về kết cấu hầm ngầm trước khi quyết định áp dụng bao nhiêu lớp chống thấm.
Giải thích:
Trục tung: là nói về tuổi thọ của công trình khi áp dụng công nghệ chống thấm.
- Tuổi thọ rất thấp (Very Low): Nhỏ hơn 10 năm, nếu có rò rỉ cũng không có phương án khắc phục hoàn toàn.
- Tuổi thọ thấp (Low): Chống thấm từ 10 – 20 năm, lượng nước rò rỉ nếu có thấp và có thể sửa chữa, khắc phục được.
- Tuổi thọ trung bình (Medium): Chống thấm công trình từ 25-50 năm. Nước có rò rỉ cũng rất ít, khắc phục dễ.
- Tuổi thọ cao, vĩnh cửu (High): Khả năng chống thấm trên 50 năm và nếu có rò rỉ cũng rất dễ khắc phục
Trục hoành: Nói về các điều kiện để chống thấm có tuổi thọ cao.
- Nguy cơ thấm thấp: Độ sâu tầng hầm từ 0 đến -5 m so với cốt 0-0, không có dòng nước ngầm chảy.
- Nguy cơ thấm trung bình: Độ sâu tầng hầm từ -5 đến -10 m so với cốt 0-0. không có dòng nước ngầm chảy, các vết nứt của bê tông đáy < 0,2 mm (Chúng tôi cung cấp thước đo độ nứt cho các đối tác mua vật liệu từ Chongtham.com.vn)
- Nguy cơ thấm cao: Độ sâu tầng hầm từ -10 đến -20 m so với cốt 0-0, Có dòng nước ngầm đâm ngang, chảy mạnh, nền và vách có độ sụt, lún.
- Nguy cơ thấm cực cao: Độ sâu tầng hầm lớn hơn 20 m, có mạch nước ngầm chảy mạnh, nền và vách phải chịu rung chấn, có xuất hiện những hố, mỏ khí gas, metan dễ cháy.
Như vậy. Với vật liệu chống thấm là màng bitum khò dán và nếu được tăng cường chống thấm bổ xung bằng vữa chống thấm. Thì với một tầng hầm để xe như ở các biệt thự thì tuổi thọ trung bình của công trình có thể lên đến 20 năm (tùy theo điều kiện cụ thể)
Chống thấm thuận tầng hầm
Cách chống thấm tầng hầm bằng vữa chống thấm cũng như cách Chống thấm sàn tầng hầm đang thấm (chống thấm ngược). Khách hàng có thể tham khảo tại bài viết: Chống thấm ngược tầng hầm các công trình vừa và nhỏ.
Vật liệu chống thấm tầng hầm:
Như sơ đồ về hiệu quả các cách và vật liệu chống thấm ở trên. Có tất cả 5 loại vật liệu chống thấm có thể áp dụng tại Việt Nam.
- Màng tự dính (giấy dầu chống thấm): Đây là vật liệu có gốc bitum thường được gia cường chống rách, đâm bằng một lớp màng polyme mỏng. Hiệu quả chống thấm thấp. Chỉ nên đùng tại các công trình có nền (côt 0-0) cao và tầng hầm là loại nửa nổi nửa chìm. và do là dạng tự dính nên chất lượng bitum cần là loại chất lượng cao. Các bạn có thể tham khảo: Danosa Self Dan BTM
- Màng khò dán (Tấm trải bitum): Tương tự như màng tự dính. Màng khò dán cũng làm từ bitum nhưng có độ dày lớn hơn với các hãng có uy tín và chất lượng thì màng khò này được gia cường 2 lớp: 1 lớp lưới thủy tinh và 1 lớp màng Polyme mỏng. Độ co dãn, chịu đâm xuyên, chống va đập rất tốt. Các dòng vật liệu tham khảo. Danosa, Bostik, Basf, Maxbond xem tại đây
- Phụ gia chống thấm: Đây là loại vật liệu được trộn với xi măng và nước. Có thể là gốc xi măng, plymer hoặc 2 thành phần. Thị trường Việt Nam hiện tại rất đa dạng. Yêu cầu cần và đủ là: Chịu được áp lực nước thủy tĩnh ở mức cao từ 5m trở lên. Có thể thẩm thấu vào bề mặt bê tông (có gốc Silicat). Vật liệu tham khảo: Maxbond 1211, Intoc 04, intoc 04-A, K11 SLURRY
- Vật liệu chống thấm tinh thể: Đây là loại vật liệu ưu việt nhất trong việc chống thấm tầng hầm, với tính chất tự điền đầy các vết nứt gãy nhỏ, tạo một lớp tinh thể kị nước trong cấu trúc bê tông, vữa. Độ bền của lớp chống thấm này có thể nói là vĩnh cửu. Điểm yếu duy nhất của vật liệu này đó là nếu chịu tác động mạnh của ngoại lực như động đất làm nứt gãy bê tông thì vẫn bị thấm như thường, tiếp theo là giá của nó cũng không hề rẻ, Vật liệu tham khảo: K11 Matryx
Chú Ý:
- Tuyệt đối không dùng các dòng vật liêu gốc Latex để chống thấm tầng hầm.
- Tham khảo các dòng vật liệu khác tại : Vật liệu chống thấm
Nâng cao khả năng chống thấm : của vật liệu thi công tầng hầm ( thường là bê tông cốt thép) Bằng cách
- Trám bít các lỗ rò rỉ, cổ ống, lỗ xuyên sàn.
- Chống thấm thẩm thấu (tinh thể ) để điền đầy các khe, lỗ, khuyết tật, mao rỗng trong kết cấu.
- Phối trộn bê tông vói các phụ gia chống thấm, vữa không co ngót… trước khi thi công
- Thi công chống thấm các mạch ngừng, các góc cạnh của tầng hầm
- Chống thấm bổ sung bảo vệ kết cấu theo phương pháp chống thấm thuận hoặc ngược.
Chống thấm bổ xung: Bằng các phương pháp và vật liệu phổ biến. Dùng màng bitum tấm trải, gia cường lưới thép. Mục đích để giám áp lực nước tác dụng lên tường.
Hiệu Quả: Bằng nhiều phương án thi công và xử lý khác nhau. TCL đã thi công nhiều công trình tầng hầm cả cũ và mới. Đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Nghiệm thu chống thấm tầng hầm
Tất cả các chuyên gia trong ngành ai cũng phải nhận định. Chống thấm tầng hầm là một công việc phức tạp. Từ thiết kế đến thi công đều phải tính toán kỹ càng. Dựa vào thực tế và một số tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan như:
TCVN 4453-1995 “Kết cấu bê tông và BTCT – Quy phạm thi công và nghiệm thu”
TCVN 5574-1993” Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm”