Phương pháp chống thấm ngược
Tôi xem nhiều trang web chống thấm mà vẫn chưa biết chống thấm ngược là gì ? Anh có thể giải thích được không ?
TCL trả lời: Quả có vậy. Đúng là chưa có ai giải thích cho khách hàng hiểu được chống thấm ngược là gì ? Nó được sử dụng trong trường hợp nào ? Thi công nó đòi hỏi các yếu tố gì ? Bài viết này sẽ giải đáp điều đó.
Chống thấm ngược là gì ?
Chống thấm ngược hay chống thấm nghịch là một thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Negative side waterproofing).
Chống thấm ngược là phương pháp thi công chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm (nguồn nước xâm nhập như hình). Nguồn nước đâm từ phía nào tới thì ta chống thấm ngược lại phía đâm.
Các tài liệu kỹ thuật nước ngoài thì định nghĩa: Chống thấm ngược là cách thức tạo cho đối tượng khả năng không bị ảnh hưởng bởi nước. Bằng cách tạo các lớp màng chống thấm lên bề mặt bên trong (mặt trong) xem thêm tài liệu này tại đây:
Mắt cắt của một căn hầm chống thấm ngược. Xem chi tiết tại Chống thấm tầng hầm
Đặc điểm của phương pháp chống thấm ngược:
- Áp lực nước tác dụng lên mặt sau của lớp phủ chống thấm. Có xu hướng tách lớp chống thấm khỏi bề mặt. Do vậy vật liệu sử dụng trong trường hợp này cần có tính bám dính cao. Liên kết vững chắc với các lớp vật liệu khác và đặc biệt là có độ đàn hồi tốt chịu được áp suất nước.
- Ngăn nước tức thời là trường hợp đặc biệt của chống thấm ngược
Vật liệu dùng để Chống thấm ngược
Trên thị trường hiện nay có một số dòng vật liệu sau đây có thể được sử dụng để chống thấm ngược:
- Keo chống thấm tưc thời để giảm áp và bịt các vết nứt, rò rỉ
- Màng bitum đàn hồi cải tiến
- Chất lỏng dạng quét đàn hồi gốc nhựa PE ( Poly-urethan)
- Phụ gia hoặc xi măng đã được trộn phụ gia chống thấm một hoặc hai thành phần: Dạng quét lên trên bề mặt hoặc dạng phun bằng máy tạo áp. Có thể đọc thêm Chống thấm thẩm thấu ( chống thấm tinh thể nội IC) để biết thêm chi tiết.
Nên dùng các loại vật liệu gốc xi măng hoặc các vật liệu thẩm thấu sâu vào bề mặt bê tông để thi công chống thấm ngược. Hình bên dưới là cách chống thấm ngược bằng cách phun keo gốc nhựa (bọt foam) vào trong các kẽ nứt để chống thấm một tầng hầm. Tuy nhiên không hiệu quả. chỉ sau một thời gian ngắn, các vết nứt tiếp tục xuất hiện gây bị thấm tầng hầm như cũ.
Vậy chống thấm ngược được sử dụng trong trường hợp nào ?
Chống thấm ngược được sử dụng trong những trường hợp ta không thể chống thấm thuận được
- Chống thấm tầng hầm đã bị thấm, đã xây xong móng.
- Vách,tường tiếp giáp giữa hai nhà bị thấm (thường gặp)
- Chống thấm bể nước, bể bơi,hầm ngầm
- Chống thấm Gara ngầm, bãi đỗ xe ngầm
Kết luận:
Nhìn chúng đây là một phương pháp tốn kém. Trong hầu hết các trường hợp chống thấm thuận hiệu quả và rẻ tiền hơn chống thấm ngược. Chỉ trường hợp bất khả kháng ta mới phải chống thấm ngược. Nếu bạn là chủ nhà hoặc là nhà thầu xây dựng còn ít kinh nghiệm thì tốt nhất không nên tự xử lý các trường hợp bị thấm khó xử lý như thế này. Cách chống thấm này là cách khó nhất trong chống thấm. Đến cả các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam cũng không dám chắc chắn đảm bảo không thấm được bao nhiêu lâu.
Hầm Kim Liên cũng phải chống thấm ngược (ảnh từ Vnexpress)
Chắc không phải ai cũng nhớ rằng cách đây trên 10 năm. Hầm Kim Liên tại Hà Nội cũng bị thấm và phải dùng phương án chống thấm ngược để xử lý. Các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản phải mất 3 tháng để xử lý dứt điểm công trình này. Vậy nên không nên đụng vào cách chống thấm ngược nếu Bạn không phải là chuyên gia.