Làm thế nào để chống thấm sàn vệ sinh cũ đúng cách
Mậc dù trong bài viết Chống thấm sàn vệ sinh và những điều cần chú ý chúng tôi đã đề cập. Nhưng đối với chống thấm sàn vệ sinh cũ, đã được sử dụng nhiều năm thì cần phải cẩn thận hơn nữa. Lý do vì do đã sử dụng nhiều năm nên các mối nối, tiếp giáp, cổ ống, vữa lát nền, gạch lát nền đều đã xuống cấp, có thể bị bục ra và làm cho thấm dột ngày càng tồi tệ. Chúng tôi đã từng phải chống thấm một nhà vệ sinh cũ có tuổi đời gần 70 năm ở một khu tập thể cũ của Hà Nội. Ống thoát xí làm bằng gang đã bị rỉ sét, chỉ cần chạm vào là có thể gây vỡ cả mảng. Nếu không cẩn thận thì có thể gây bục toàn bộ đường ống thoát của cả khu (đang dùng). Vậy để chống thấm sàn vệ sinh cũ đúng cách. Thợ chống thấm cần phải có tính cẩn thận, tỷ mỉ, chịu khó và tuân thủ các bước sau đây.
- Cách ly khu vực cần chống thấm với nguồn nước: Đây là việc cần làm đầu tiên và đây cũng là cách để xem chỗ nào bị thấm nhiều nhất, đường ống chỗ đó bị bục hay đang rò rỉ. Việc cách ly cũng không khó khăn lắm. Chỉ cần khóa hết tất cả đường cấp nước vào khu vệ sinh. Nếu tường và sản khô dần thì tức là đã cách ly đúng cách. Nếu vẫn bị ướt thì cần làm bước tiếp theo đây
- Tim đoạn ống nào bị bục, rạn nứt và đang bị rò rỉ. Thông thường đoạn ống bị rò rỉ thường là đoạn có nhiều mối nối hoặc chịu va đập. Chúng ta cần đục bỏ toàn bộ lớp sàn vệ sinh cũ lên theo khu vực nghi bị thấm, nếu là nhà vệ sinh diện tích nhỏ thì cần được đục bỏ toàn bộ lớp gạch lát nền sao cho để lộ toàn bộ hệ thống ống, cấp và thoát nước của sàn nhà.
- Tháo bỏ và đi lại toàn bộ hệ thống ống cấp của nhà vệ sinh. Nếu bạn tiếc vài đồng thì rất có thể sau này sàn vệ sinh sẽ lại bị thấm chỉ vì chất lượng ống cũ không đảm bảo và lại bị bục, nứt.
- Tiến hành chống thấm các cổ ống thoát sàn, thoát bàn cầu, lavabo. Với các đoạn ống bị tụt hay hạn chế đục đẽo thì nên dùng vữa xi măng tự chảy không co ngót ví dụ: Maxbond 650 Với các ống vẫn lộ cổ ống thì nên bo lại bằng màng bitum như Danosa hoặc băng dính đặc dụng như Nitto NO.6951
- Để khô lại sàn để kiểm tra lại các vết nứt có thể có và cũng là để chuẩn bị mặt bằng trước khi chống thấm. Nếu trời ẩm thì cần phải làm khô bằng đèn, quạt vv. Không để sàn vẫn còn ẩm trước khi chống thấm. Nếu không lớp chống thấm sẽ bị bong không dính với sàn bê tông
- Chống thấm toàn bộ sàn và tường của sàn vệ sinh bằng vật liệu gốc xi măng, bi tum. Không dùng vật liệu gốc Polyurethane, Polyurea . Tuân thủ định mức và yêu cầu thi công ghi trên bao bì
- Ngâm nước kiểm tra lại toàn bộ hạng mục trước khi lát lại sàn. Nên để ngâm nước 48-72 h. Nếu có điều kiện có thể ngâm lâu hơn nữa. Tránh sau này phải đục ra làm lại lần nữa
- Lát lại sàn và tiếp tục ngâm nước kiểm tra. Chú ý phải dùng keo trát mạch gạch và mạch gạch phải có khoảng rộng. Không được để sít vào nhau vì khi đó keo trát mạch không lấp kín được mạch gạch. Sẽ lại gây thấm xuống lớp vữa vừa thi công.
- Nghiệm thu bàn giao cho chủ nhà, chủ công trình.
Trên đây là toàn bộ quy trình, vật liệu và biện pháp khi chúng tôi xử lý chống thấm một nhà vệ sinh cũ hoặc nhà tắm cũ. Công việc này khó hơn rất nhiều so với chống thấm mới. Nếu các bạn thi công không có tính cẩn thận, chịu khó, kiên trì và tỷ mỉ sẽ rất dễ làm khu nhà bị thấm lại. Đã rất nhiều khổ chủ phải thấm đi thấm lại chỉ vì sự ẩu tả của thợ khi thi công như thế này.