Chống thấm ngược tầng hầm các công trình vừa và nhỏ.
Chống thấm tầng hầm đang thấm dột:
Chống thấm mới rất dễ. Đó là chống thấm thuận. Chúng ta có nhiều giải pháp chống thấm thuận khác nhau với đa dạng chủng loại vật liệu: màng phủ bitum, phụ gia trộn vào bê tông, tinh thể thẩm thấu.vv. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau: dùng sai vật liệu, thi công phối trộn không đều, không theo tỷ lệ.vv nên dẫn đến hầu hết các công trình vừa và nhỏ có tầng hầm tại Việt Nam (Nhà liền kề, biệt thự, tòa nhà nhỏ) chỉ sau một thời gian ngắn đã để nước thấm vào bên trong.
Khi đó để xử lý tầng hầm đang thấm thì ta chỉ còn cách “Chống thấm ngược” vì những lý do sau:
- Không thể hoặc chi phí để chống thấm thuận lại cao hơn rất nhiều với chống thấm ngược. Để hình dung được toàn cảnh việc chống thấm này. Bạn có thể đọc thêm tại bài: Chống thấm tầng hầm từ A đến Z
- Nếu công trình tiếp tục bị lún, co ngót, chuyển vị thì sẽ còn tiếp tục bị thấm và với lý do chi phí. Ta chỉ có thể tiếp tục khắc phục bằng chống thấm ngược.
Biện pháp thi công cho các nhà, văn phòng vừa và nhỏ
Cách chống thấm ngược cho các tòa nhà có độ sâu lớn khác hơn nhiều so với biện pháp được trình bày dưới đây. Các biện pháp này được khuyên dùng cho các công trình, nhà phố, khách sạn có 1 tầng hầm có độ sâu đến 5m.
1- Vách tầng hầm đang bị thấm: Nguyên lý chống thấm ở đây là cần phải cô lập và bịt kín các vết nứt, lỗ rò rỉ bằng cách đục rộng vết nứt ra và biến chỗ rò nước mạnh thành rò rỉ và bịt lại bằng vật liệu chống thấm đông cứng nhanh (như hình)
Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn chi tiết. Bạn nên áp dụng phương pháp tại bài này: Chống thấm vách trong tầng hầm
2- Sàn và đáy tầng hầm đang bị thấm:
Sàn và đáy tầng hầm là phần kết cấu chịu nhiều lực tác dung nhất. Tại Việt Nam thường đổ đáy tầng hầm khá dày và liền khối. Bê tông đổ đáy tầng hầm là loại bê tông trộn sẵn phụ gia chống thấm theo tiêu chuẩn W6 trở lên, Xem chi tiết về tiêu chuẩn này tại đây. Như vậy cơ bản tầng hầm đã được chống thấm.
Do vậy thấm thường xảy ra ở mạch ngừng hoặc do thi công ẩu dẫn đến trong sàn tầng hầm có tạp chất, nước ngấm vào và gây ra thấm.
Biện pháp cơ bản là phải khoanh vùng và cô lập dần dần vị trí thấm. Hãy bắt đầu với việc:
- Đục rộng các vết thấm: Nếu không đục rộng vết nứt ra, ta không có cách nào chống thấm hiệu quả. Các cạnh của vết nứt đã bị bẩn. Bơm trực tiếp tạp chất xuống khe này chỉ được một thời gian rất ngắn hoặc thậm chí là không được. Áp lực nước rất cao sẽ đẩy ngay lập tức keo chống thấm vừa bơm vào. Bắt buộc phải đục mở rộng vết, khe thấm ra. Đục sâu vào từ 3-5 cm. Dòng thấm càng chảy mạnh thì càng phải đục sâu.
- Làm sạch các khe vừa đục, không để dính vữa, tạp chất bẩn.
- Đặt các ống dẫn nước và trám các khe lại bằng vữa, keo đông cứng nhanh.
- Dùng bay hoặc chổi quét toàn bộ khe chống thấm vừa đục. Chú ý quét rộng sang hai bên.
- Thi công nhiều lớp vữa chống thấm và làm từ từ để tính năng kháng nước của vật liệu làm chậm tốc độ bốc hơi nước, từ đó sẽ làm giảm thiểu đáng kể vết nứt bề mặt bê tông.
- Sau khi đã điền đầy vết nứt đã đục, hoàn thiện bề mặt bằng vữa xi măng thông thường.
Chú ý: Với các kẽ nứt vẫn còn khả năng chuyển dịch thì cần đục sâu hơn. Sau khi dùng vữa đông cứng nhanh bịt hết các lỗ rò rỉ thì tiến hành đặt khe co giãn.
Việc này sẽ chông thấm bổ xung cho trường hợp vừa thi công bị tách rời với bê tông đáy.